Kết quả tìm kiếm cho "Khô ếch"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 275
Mùa lúa chín, trên những cánh đồng bát ngát in dấu chân của người chăn vịt. Quanh năm, họ lấy bờ đê làm nhà tạm bợ, ruộng đồng làm nơi mưu sinh, phiêu bạt khắp nơi theo đàn vịt.
Chiều về, rảo một vòng qua vùng thôn quê, dễ dàng bắt gặp hình ảnh người lớn, trẻ em quây quần vui chơi trên cánh đồng sau mùa gặt. Bất giác, chúng tôi nhớ quay quắt một mảnh hồn quê yên ả!
Kỳ nghỉ lễ dài 5 ngày dịp 30/4 và 1/5, bạn đã dự định đi đâu chưa? Hãy đến An Giang để cùng nhau “check-in” khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp của dãy Thất Sơn huyền bí, di tích văn hóa, lịch sử cách mạng, tâm linh tín ngưỡng có kiến trúc độc đáo; thưởng thức rất nhiều đặc sản vô cùng thơm ngon, hấp dẫn.
Đến với vùng Bảy Núi, du khách không chỉ được tham quan những di tích văn hóa lịch sử hào hùng, cảnh đẹp của núi rừng hoang sơ, hùng vĩ, mà còn được thưởng thức những món ăn đặc sản dân dã mộc mạc, thơm ngon, độc đáo, mang đậm nét đặc trưng.
Ẩm thực của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) Khmer nổi tiếng với nhiều món ăn độc đáo, phổ biến từ trong đời sống thường nhật đến các lễ hội quan trọng. Nét văn hóa này được gìn giữ bởi người dân, chính quyền địa phương, thông qua việc đẩy mạnh quảng bá du lịch, tổ chức các lễ hội, sự kiện… viết nên câu chuyện cho sản phẩm bản địa.
Cách trung tâm TP Hà Nội khoảng 25km, xã Thụy Lâm (huyện Đông Anh) vẫn lưu giữ được hồn của làng quê Bắc Bộ. Không chỉ nổi tiếng với di tích đình, chùa cổ kính mà nơi đây còn được biết đến là một cái nôi sản sinh ra những nghệ nhân tiêu biểu của nghệ thuật múa rối nước Việt Nam. Trên bia đá ở đình làng vẫn còn ghi rõ lịch sử của nghệ thuật múa rối nước làng Đào Thục. Ông tổ nghề là Đào Đăng Khiêm, quan Nội giám dưới triều Hậu Lê, đã trực tiếp truyền dạy, phát triển phường rối nước ở đây.
Cùng với việc giữ gìn, các địa phương có đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) đang thực hiện nhiều giải pháp để lan tỏa, truyền dạy cho các thế hệ sau những bộ môn nghệ thuật truyền thống. Thời gian qua, huyện Tri Tôn quan tâm, chú trọng việc tạo không gian biểu diễn, quảng bá các loại hình nghệ thuật đến đông đảo cộng đồng.
Những năm qua, các cấp hội nông dân trong tỉnh thúc đẩy phong trào “Nông dân thi đua sản xuất - kinh doanh (SXKD) giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”, thu hút đông đảo hội viên tham gia. Qua đó, nhiều nông dân vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), huyện Châu Phú chọn sản phẩm đặc trưng của địa phương để khai thác, phát triển, nâng tầm giá trị, góp phần phát triển sản xuất, cải thiện kinh tế của người dân.
Chiều buông nhanh qua dòng kênh Lương An Trà (huyện Tri Tôn), người dân lục đục chuẩn bị đồ nghề bắt đầu cuộc hành trình săn rắn đêm. Quanh năm, họ lầm lũi mưu sinh trên đồng vắng, như cái vạc ăn đêm không mỏi cánh.
An Giang - vùng đất của những cánh đồng lúa vàng óng, rừng tràm xanh ngát và những ngôi chùa cổ kính, là một trong những điểm đến hấp dẫn của miền Tây Nam Bộ. Với vị trí địa lý thuận lợi, cùng sự đa dạng về văn hóa, dân tộc và cảnh quan thiên nhiên, An Giang sở hữu tiềm năng du lịch vô cùng to lớn. Chính sự giao thoa giữa đồng bằng, sông Mekong và vùng núi đã tạo nên bức tranh thiên nhiên đa dạng, tuyệt đẹp, thu hút đông đảo du khách gần xa.
Năm 2024, Hội Nông huyện Tri Tôn đã có nhiều đổi mới nội dung và phương thức hoạt động; thực hiện tốt vai trò trung tâm, nòng cốt trong phong trào nông dân và công cuộc xây dựng nông thôn mới, góp phần đưa nông nghiệp, nông thôn và đời sống nông dân chuyển biến tích cực. Cùng với đó, nông dân phấn đấu vượt khó, khai thác tiềm năng đất đai, tiếp thu khoa học - kỹ thuật và công nghệ mới… để phát triển sản xuất - kinh doanh (SXKD), đóng góp cùng chính quyền địa phương xây dựng nông thôn mới.